0 Comments



Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến thứ 3 trong các loại bệnh về hậu môn, trực tràng. Bệnh trĩ xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất vẫn là ở những người trung niên. Tỉ lệ người mắc bệnh trĩ ở Việt Nam lên đến 30 – 35% dân số. Bệnh trĩ là tình trạng phồng giãn và sung huyết xảy ra ở đám rối tĩnh mạch hậu môn trực tràng, khiến hình thành các búi trĩ. Búi trĩ có thể xuất hiện ở bên trong hoặc bên ngoài hậu môn.
Trong y văn cổ đã có câu “thập nhân cửu trĩ” nghĩa là cứ 10 người thì có đến 9 người mắc bệnh trĩ, như vậy có thể thấy mức độ phổ biến của bệnh. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các thông tin cụ thể về bệnh trĩ và thuốc điều trị bệnh trĩ một cách hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Nguyên nhân gây bệnh trĩ được chia làm 4 nhóm chính
Do các bệnh lý về đường tiêu hóa
Những người thường xuyên bị táo bón, rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh lý khác về đường tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ, viêm đại tràng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Bởi khi mắc các bệnh về đường tiêu hóa thì người bệnh thường phải ngồi lâu khi đi đại tiện và phải rặn mạnh, do đó áp lực lên thành hậu môn sẽ tăng lên, khiến cho các đám rối tĩnh mạch trĩ bị căng giãn và phình to, lâu ngày sẽ hình thành búi trĩ, búi trĩ sẽ càng ngày càng to nếu bệnh không được điều trị, khi búi trĩ phồng to khiến cho nó bị sa ra ngoài hậu môn.
Do yếu tố cơ học
Các trường hợp như phụ nữ mang thai, hay người mắc các bệnh có xuất hiệu khối u ở cùng tiểu khung sẽ làm cho áp lực lên vùng hậu môn lớn, các tĩnh mạch bị chèn ép khiến cho máu khó lưu thông từ đó gây ứ máu ở đám rối tĩnh mạch trĩ, đó là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.
Do suy yếu các tổ chức nâng đỡ
Khi các tổ chức nâng đỡ ở hậu môn, trực tràng các hệ thống cơ thắt, dây chằng bị suy yếu khiến cho các cơ này bị sa và hình thành nên búi trĩ.
Một số nguyên nhân khác
Những người có thói quen ngồi lâu, đứng lâu ở một tư thế hay những người do công việc bắt buộc, lao động nặng ngọc, thường xuyên ngồi xổm hay thường xuyên nhịn đại tiện là những thói quen xấu khiến cho bệnh trĩ xuất hiện nhanh chóng.
Những người thường xuyên uống rượu bia, uống nước có gas, ăn nhiều đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ… đều có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Ngoài ra bệnh trĩ còn có yếu tố gia đình. Những người trong cùng gia đình bị bệnh trĩ thì những người còn lại có nguy cơ bị bệnh trĩ rất cao.
Triệu chứng của bệnh trĩ
-Triệu chứng điển hình nhất của bệnh trĩ là người bệnh bị chảy máu. Thường thì hiện tượng chảy máu xảy ra rất kín đáo, người bệnh chỉ phát hiện khi thấy vệt máu ở giấy vệ sinh khi đại tiện. Lâu ngày máu có thể chảy thành giọt hoặc thành tia, khi ngồi lâu hoặc đi lại nhiều cũng khiến cho máu chảy ở hậu môn, lâu ngày có thể hình thành các cục máu đông trong ống hậu môn.
– Sa búi trĩ: Những người bị bệnh trĩ từ độ 2 trở lên sẽ có biểu hiện búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, đôi khi người bệnh sẽ thấy ẩm ướt khó chịu ở vùng hậu môn đó là do hiện tượng chảy dịch.
– Ban đầu người bệnh có thể không có cảm giác đau, khi bệnh phát triển thì cảm giác đau sẽ xuất hiện nhanh chóng. Khi búi trĩ sa ra ngoài, có hiện tượng chảy dịch gây viêm nhiễm ở vùng hậu môn thì  người bệnh có cảm giác ngứa ở vùng hậu môn.
Biến chứng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: Tắc mạch trí, sa nghẹt trĩ, viêm nhiễm hay bội nhiễm, áp xe hậu môn… Thậm chí có thể dẫn đến rò hậu môn hoặc nứt kẽ hậu môn.
Điều trị bệnh trĩ
Hiện nay điều trị bệnh trĩ có hai phương pháp chính là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa
Điều trị nội khoa
Phương pháp điều trị nội khoa thường áp dụng để điều trị bệnh ở giai đoạn đầu, khi mới xuất hiện bệnh trĩ.
Để điều trị bệnh trĩ bằng nội khoa hiệu quả thì người bệnh nên thay đổi lối sống như tránh ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu, hạn chế ăn các loại đồ ăn chua, cay, các loại chất kích thích, nên ăn nhiều đồ ăn giàu chất xơ đồng thời uống nhiều nước.
Điều trị bằng cách thắt búi trĩ bằng vòng cao su, laser. Bên cạnh đó sử dụng các loại thuốc có tác dụng tăng cường hệ tĩnh mạch, tăng sức bền mạch máu, giảm độ giãn của tĩnh mạch. Nếu bị viêm thì sử dụng các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau để điều trị các triệu chứng một cách nhanh chóng.
Nhược điểm của phương pháp điều trị nội khoa là chỉ có tác dụng tạm thời, không thể điều trị dứt điểm bệnh trĩ.
Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa
Cách điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Ở mức độ nặng có thể được chỉ định phẫu thuật cắt búi trĩ.
Sử dụng các thực phẩm chức năng
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng được quảng cáo là có khả năng điều trị bệnh trĩ một cách hiệu quả, tuy nhiên phải sử dụng trong một thời gian dài, khi sử dụng thuốc thì các triệu chứng bệnh sẽ giảm nhanh chóng nhưng khi dừng thuốc thì các triệu chứng bệnh lại xuất hiện trở lại.
Điều trị bằng đông y
Thuốc dưới dạng bột
Các vị thuốc sử dụng: Đương quy, hoa hòe, củ nghệ, tam thất, địa du, thăng ma, sài hồ, huyết giác, sinh địa,… và một số vị thuốc khác
Tác dụng của bài thuốc: Bài thuốc này sử dụng cho những người bị

source: https://goindocal.com/

Xem thêm các bài viết về Sức Khỏe: https://goindocal.com/category/suc-khoe/

Author

hatuankhang90@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *