0 Comments



Cây cứt lợn là vị thuốc nam mọc hoang dã ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, tưởng chừng đây là một loài cây vô tri vô giác nhưng thật không ngờ nó lại là một vị thuốc điều trị viêm xoang rất hiệu quả.
Cây cứt lợn còn có tên khác là: Cây cỏ hôi, cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ cứt heo, cây bù xích, thắng hồng kế.
Do khi vò cây có mùi hôi gây nôn nên người ta đặt tên cây như trên. Một số người thấy cây cỏ cứt lợn có tác dụng tốt mà lại mang tên xấu xí như vậy nên đã đặt tên là cây hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị. Thực tế hoa ngũ sắc, ngũ vị thường dùng chỉ cây bông ổi (trâm hôi, tứ thời, tứ quý, trâm ổi, thơm ổi – Lantana camara L.).
TÊN KHOA HỌC CÂY HOA CỨT LỢN
Ageratum conyzoides
Thuộc họ cúc: Asteraceae
Cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng.
BỘ PHẬN DÙNG
Toàn bộ cây gồm: Lá, thân, rễ, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ, đem về rửa sạch đất cát, dùng tươi hay phơi khô.
Nếu dùng để điều trị bệnh viêm xoang ta thường dùng ở dạng cây tươi.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Thành phần chính trong cây cứt lợn là tinh dầu chiếm khoảng 2%, ngoài ra các nhà khoa học Việt Nam còn tìm thấy trong cây có chứa ancaloit và saponin
CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG
Theo Đông y, cỏ cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu.
Thường dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấp và mãn.
Ngoài ra, còn chữa chảy máu ngoài da do chấn thương, sưng, đau, mụn nhọt, ngứa lở, eczema bằng cách dùng cây tươi rửa thật sạch với nước muối, giã nát, đắp lên chỗ đau, hoặc nấu nước tắm rửa.

source: https://goindocal.com/

Xem thêm các bài viết về Sức Khỏe: https://goindocal.com/category/suc-khoe/

Author

hatuankhang90@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *